Sổ đỏ, sổ hồng phân quyền Đà Lạt là một trong những loại giấy tờ nhà đất quan trọng khi thực hiện ra mua bán công chứng. Dưới đây là nội dung phân biệt sổ đỏ, sổ hồng, sổ xây dựng phân quyền, sổ hồng phân quyền là gì?
– Sổ đỏ phân quyền Đà Lạt và mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Gọi tên sổ hồng hay sổ đỏ chỉ là cách gọi thông thường của mọi người mà thôi, mỗi loại sổ sẽ có 1 tên gọi pháp lý khác nhau.
1. Sổ đỏ là gì
– Màu sắc: Bìa sổ có màu đỏ
Có 2 loại sổ đỏ:
– Tên gọi pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Loại 1: Chỉ có đất cập nhật vào sổ
Loại 2: Có cả đất và tài sản gắn liền với đất được cập nhật vào sổ.
2. Sổ đỏ phân quyền Đà Lạt
– Sổ đỏ phân quyền Đà Lạt thường gắn với đất nông nghiệp, lâm nghiệp… nên đa phần sổ đỏ phân quyền được cấp cho các cá nhân.
– Sổ đỏ phân quyền khi thực hiện các quyền chuyển nhượng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của những thành viên có chung quyền sở hữu trên cuốn sổ đó.
3. Sổ hồng là gì
– Màu sắc: Bìa sổ có màu hồng
– Tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (GCN)
– Trên GCN thể hiện đầy đủ thông tin về chữ sở hữu nhà ở, đất ở và thực trạng nhà ở, đất ở.
– Thẩm quyền cấp sổ: Ở thời điểm hiện tại thì thẩm quyền cấp sổ hồng được quy định theo 2 nhóm là đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
4. Sổ hồng phân quyền Đà Lạt
– Sổ hồng phân quyền Đà Lạt thường gắn với đất và tài sản nằm trên đất nên đa phần sổ đỏ phân quyền được cấp cho cá nhân, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.
– Sổ hồng phân quyền khi thực hiện các quyền chuyển nhượng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của những thành viên có chung quyền sở hữu trên cuốn sổ đó.
5. Tại sao lại có sổ phân quyền
Theo quy định luật đất đai tại Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng phải đủ điều kiện về diện tích, kích thường mới đủ điều kiện được tách sổ hồng riêng.
– Vì vậy sổ phân quyền sẽ giúp nhiều cá nhân có mức thu nhập thấp mua được lô đất lớn vị trí phù hợp để xây dựng nhà cửa.
– Thay vì người mua phải bỏ ra số tiền 2 tỷ mua 1 một lô đất lớn đủ điều kiện để được cấp sổ riêng theo quy định, thì người mua có thể kết hợp với 2 đến 3 người khác mua chung lô đất 2 tỷ đó, sau đó tách ra từng thửa trên lô đất lớn để xây nhà. Chi phí mỗi người bỏ ra chỉ từ 400 – 600 triệu có thể mua được đất để làm nhà.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất
Thửa đất mới hình thành sau khi tách thửa và sau khi trừ hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng (nếu có) phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu theo từng trường hợp sau đây:
1. Tách thửa đất ở đô thị
a) Nhà phố: diện tích đất ở ≥ 40,0 m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 4,0 m.
b) Nhà liên kế có sân vườn: diện tích đất ở ≥ 72,0 m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 4,5 m đối với đường đã có tên (hoặc đường chưa có tên mà lộ giới ≥ 10,0 m); tại các đường, đường hẻm còn lại diện tích đất ở ≥ 64,0 m2 và kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 4,0 m.
c) Nhà biệt lập: diện tích đất ở ≥ 250,0 m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 10,0 m đối với đường đã có tên (hoặc đường chưa có tên mà lộ giới ≥ 10,0 m); tại các đường, đường hẻm còn lại diện tích đất ở ≥ 200,0 m2 và kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 10,0 m.
d) Biệt thự: diện tích đất ở ≥ 400,0 m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 12,0 m đối với đường đã có tên (hoặc đường chưa có tên mà lộ giới ≥ 10,0 m); tại các đường, đường hẻm còn lại diện tích đất ở ≥ 250 m2 và kích thước cạnh tiếp giáp đường ≥ 10,0 m.
Ưu điểm và nhược điểm của sổ phân quyền
1. Ưu điểm
– Nhà đất sổ phân quyền thường rẻ hơn rất nhiều sổ hồng riêng vì vậy người có thu nhập thấp có thể mua đất, xây nhà với chi phí trung bình thấp, tạo dựng một mái ấm riêng dành cho họ.
– Giá của các lô đất có sổ phân quyền thường thấp hơn các lô đất sổ hồng riêng và vẫn được nhà nước công nhận, vẫn được mua bán sang tên bình thường.
2. Nhược điểm
– Giao dịch mua bán, vay mượn thì bạn có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
– Đa số ngân hàng sẽ không chấp nhận bạn đất có sổ phân quyền đi vay. Khi thực hiện giao dịch bán đất hay các giao dịch khác cần có sự đồng thuận của người chung sổ, rất bất tiện vì các tranh chấp có thể xảy ra.
3. Sổ phân quyền có vay ngân hàng được không?
– Pháp luật Việt Nam hiện hành không có bất kỳ quy định nào về việc cấm vay ngân hàng thế chấp bằng nhà đất đồng sở hữu nhiều người. Như vậy, với câu hỏi sổ đỏ, sổ hồng phân quyền, đồng sở hữu có thế chấp được không thì đáp án là có.
– Tuy nhiên, do có nhiều chủ sở hữu nên việc thế chấp sổ đỏ, sổ hồng đồng sở hữu để vay vốn ngân hàng cần được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu có chung quyền. Chính vì vậy đây cũng là sự bất tiện và sẽ gặp khó khăn khi 1 cá nhân nào đó đang đứng tên trên sổ phân quyền muốn vay ngân hàng phải được sự đồng ý của các các nhân khác đứng tên trên sổ.
Ví dụ thực tế về sổ Phân Quyền là gì?
– Khi mua nhà đất Đà Lạt, hai người (tạm gọi là A và B hoặc có thêm người C người D…) cùng mua chung một lô đất lớn phân lô thành 4 lô nhỏ, tương ứng với 4 cuốn sổ hồng được cấp cho người mua.
– Lô đất lớn này sau khi hoàn thiện xong hồ sơ và ra sổ, trên Sổ Hồng (Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), sẽ mang tên của cả A và B hoặc có thêm người C và người D cùng lô đất trên sổ hồng.
Lúc này Sổ hồng, sổ đỏ được gọi là sổ phân quyền Đồng sử dụng (Sử dụng chung).
Đặc điểm nhận biết của sổ phân quyền: Thay vì cả A và B chỉ cùng nhau đứng tên trên một bìa sổ (cả 2 người chỉ có một cuốn sổ hồng và chỉ một người có quyền được giữ sổ), thì A và B xin yêu cầu Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai, cấp thành 2 Giấy Chứng Nhận Quyền Đồng Sử Dụng.
– Sau khi hoàn thành hồ sơ Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai sẽ cấp cho A và B mỗi người một bìa sổ hồng và có nội dung như nhau. Sổ của bên nào thì tên trên sổ người đó sẽ được in đậm hơn, và tên của người đồng sở hữu còn lại sẽ in ngay bên dưới và in nhạt hơn.
Lúc này A và B mỗi người được giữ một bìa sổ hồng đồng sử dụng và được gọi là Sổ Phân Quyền.
– Sổ đỏ và Sổ Hồng loại giấy tờ quan trọng cần có trong bất kì mọi cuộc giao dịch nào, sổ hồng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật cho chủ sở hữu. Vậy nên, việc tìm hiểu kỹ sổ hồng là gì cũng như các loại giấy tờ nhà đất liên quan sẽ giúp chủ sở hữu tránh được những rủi ro không đáng có, đồng thời hiểu hơn về pháp lý và những quyền lợi đất đai của mình.
BanNhaDaLat.Com