Chung cư chưa có sổ hồng có vay được không? Đây là vấn đề mà rất nhiều khách hàng của Bán nhà Đà Lạt khi mua chung cư chưa có sổ hồng rất quan tâm. Thông qua bài viết này, Bán nhà Đà Lạt sẽ giải đáp cho quý khách hàng liệu chung cư chưa có sổ hồng có vay được không nhé!
Tại sao chung cư chưa có sổ hồng?
Chung cư chưa có Sổ hồng là việc nhà chung cư chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.
Hiện nay, việc chung cư chưa được cấp Sổ hồng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Chung cư chưa có đầy đủ giấy tờ pháp lý hoặc giấy tờ sở hữu căn hộ chung cư chưa rõ ràng và không đủ căn cứ để xin cấp sổ hồng;
– Công trình chung cư chưa hoàn thành để được cấp sổ hồng;
– Chung cư còn vướng các tranh chấp liên quan đến quy hoạch như như bị thu hồi, đền bù… hoặc tranh chấp về mua bán, tặng cho…;
– Chung cư mặc dù đã hoàn thành nhưng không đúng với thiết kế ban đầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã đăng ký trong giấy phép xây dựng;
– Chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuế đất, thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài…
Chung cư chưa có sổ hồng có vay được không?
Về vấn đề này, tại khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
“2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, căn cứ theo khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 nêu trên, chung cư chưa có sổ hồng vẫn có thể vay thế chấp nếu nó là chung cư hình thành trong tương lai.
Trong trường hợp này thì căn hộ chung cư chưa có sổ hồng nhưng được công nhận quyền sở hữu khi thực hiện mua bán với chủ đầu tư thông qua Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thì vẫn được thực hiện vay thế chấp ngân hàng khi chung cư chưa có sổ hồng.
Thủ tục vay đối với chung cư chưa có sổ hồng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay đối với chung cư chưa có sổ hồng:
Để vay đối với chung cư chưa có sổ hồng thì khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng mà khách hàng lựa chọn;
– Giấy tờ chứng minh nhân thân của khách hàng như: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy tờ xác nhận cư trú;
– Giấy tờ pháp lý chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng:
+ Nếu khách hàng vay vốn độc thân thì sẽ cung cấp Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân- xác nhận độc thân do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi khách hàng thường trú cấp;
+ Nếu khách hàng vay vốn đã kết hôn thì cũng cấp Giấy đăng ký kết hôn do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn cấp.
– Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Bản gốc Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với chủ đầu tư theo quy định pháp luật;
– Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng để bảo đảm đủ điều kiện vay vốn.
Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay đối với chung cư chưa có sổ hồng
Khi khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu vay vốn bằng hình thức thế chấp chung cư thì ngân hàng sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ chưa đảm bảo đầy đủ và hợp lệ thì chuyên viên ngân hàng cần thông báo và hướng dẫn khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ sao cho đầy đủ và hợp lệ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì nhân viên ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ khách hàng và nhập lên hệ thống ngân hàng.
Sau khi giao dịch viên ngân hàng nhập thông tin khách hàng, khoản vay cùng tài sản thế chấp lên hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng sẽ lập Hội đồng thẩm định để thẩm định về thông tin khách hàng. Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định về các thông tin sau:
– Thông tin khách hàng, số điện thoại tham chiếu;
– Thẩm định về tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp khoản vay ngân hàng;
– Thẩm định về công việc, thu nhập của khách hàng xem có đảm bảo điều kiện vay vốn hay không…
Bước 3: Ngân hàng duyệt hạn mức vay, hỗ trợ khách hàng ký Hợp đồng vay vốn và giải ngân cho khách hàng:
Sau khi tiến hành thẩm định các thông tin của khách hàng, thông tin về khoản vay nếu xét thấy khách hàng không đảm bảo điều kiện được vay vốn thì Ngân hàng sẽ có quyết định không duyệt khoản vay và không giải ngân cho khách hàng. Nếu sau khi thẩm định xét thấy thông tin khách hàn đã bảo đảm có thể thực hiện vay vốn thì ngân hàng sẽ duyệt hạn mức vay cho khách hàng.
Khi được duyệt hạn mức vay, Ngân hàng sẽ mời khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để thông báo và hỗ trợ khách hàng ký Hợp đồng vay bằng hình thức thế chấp chung cư chưa có sổ hồng và thực hiện giải ngân cho khách hàng bằng hạn mức vay đã được duyệt.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy chung cư chưa có sổ hồng vẫn có thể vay thế chấp nếu nó là chung cư hình thành trong tương lai. Quý khách hàng có thể tham khảo thủ tục vay đối với chung cư chưa có sổ hồng trên đây.
Trường hợp quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc vay thế chấp ngân hàng đối với chung cư chưa có sổ hồng, vui lòng liên hệ ngay Bán nhà Đà Lạt để được hỗ trợ nhé!