Phí chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng: Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng, ắt hẳn rất nhiều người thắc mắc về chi phí để chuyển nhượng là bao nhiêu? Hôm nay, Bán nhà Đà Lạt sẽ giải đáp chi tiết về các khoản phí chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng như sau:
Phí chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng do ai chịu?
Một trong những điểm quan trọng trong quá trình giao dịch bất động sản là quyết định về người nào sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phí chuyển nhượng chung cư. Người mua và người bán thường phải thương lượng một thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Việc thoả thuận có thể bao gồm:
- Người mua chịu toàn bộ hoặc một phần phí: Người mua có thể đồng ý chịu toàn bộ hoặc một phần của phí chuyển nhượng.
- Người bán chịu toàn bộ hoặc một phần phí: Người bán có thể cam kết chịu toàn bộ hoặc một phần phí chuyển nhượng để giao dịch trở nên thuận lợi hơn.
Phí chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Trong trường hợp căn hộ chung cư chưa có sổ hồng, giao dịch trở nên phức tạp hơn và đầy rủi ro. Người bán cần phải kiểm tra và hiểu rõ các quy định liên quan cũng như chuẩn bị cho các chi phí phát sinh. Ngược lại, người mua cần phải tỉ mỉ kiểm tra các điều khoản và chi phí liên quan để tránh những rắc rối không mong muốn.
Đối với người bán
- Thuế thu nhập cá nhân: Chậm nhất là 10 ngày kể từ thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực. Người bán cần nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà chung cư.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x 2%
- Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà: Phí này giao động trong khoảng 4 – 5 triệu, gồm các chi phí như: phí in ấn, lệ phí, phí cho công chứng viên,…
- Phí môi giới: Phí môi giới sẽ từ 1 – 2% giá trị căn hộ chuyển nhượng, tùy theo thỏa thuận giữa người bán và người môi giới.
- Phí hồ sơ cho chủ đầu tư: Đối với mức phí này, chủ đầu tư có thể quy định thu phí hoặc không. Nếu có tính phí, thông thường mức phí sẽ từ 3 – 5 triệu.
Đối với người mua
Người mua cần nộp một khoản phí là lệ phí trước bạ. Người mua cần nộp hồ sơ khai lệ phí cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu căn hộ chung cư.
- Khi giá mua bán chung cư cao hơn giá UBND cấp tỉnh quy định:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x Giá chuyển nhượng
- Khi giá mua bán chung cư bằng hoặc thấp hơn giá UBND cấp tỉnh quy định:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Diện tích x Giá/ 1m2 x Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại)
Chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng có phải công chứng không?
Ngoài vấn đề chưa có Sổ hồng có được chuyển nhượng chung cư không thì khá nhiều người còn thắc mắc về việc có phải công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp này không.
Về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 164 Luật Nhà ở 2023 như sau:
(1) Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp tại (2)
Đối với giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
(2) Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với giao dịch quy định tại (2) thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
(3) Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
(4) Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên có thể thấy, tất cả các giao dịch chuyển nhượng căn hộ chung cư đều phải công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp mua bán nhà ở xã hội (bên bán là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản) thì không bắt buộc mà theo sự thoả thuận của các bên.
Có nghĩa, chung cư chưa có Sổ hồng, nếu một trong hai bên là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Ngược lại, nếu mua bán mà một trong các bên không có chức năng kinh doanh bất động sản thì bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Trên đây là giải đáp của Bán nhà Đà Lạt về những chi phí chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng mới nhất hiện nay và việc Chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng có phải công chứng không? Trường hợp quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ ngay Bán nhà Đà Lạt để được hỗ trợ nhé!